Phương pháp kiểm tra chất lượng hàn
Trong sản xuất hàn, khâu kiểm tra không nhất thiết
phải là khâu cuối cùng. Nhiều khi nguyên công kiểm tra chất lượng hàn được tiến
hành xen kẽ giữa các bước. Mặt khác các khuyết tật hàn như đã giới thiệu, rất
đa dạng và phức tạp. Việc tiến hành kiểm tra cần phải sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau- riêng rẽ hoặc phối hợp.
Dựa vào tác động đến vật liệu hay sản phẩm hàn người
ta chia các phương pháp kiểm tra làm hai nhóm: các phương pháp kiểm tra bằng
phá hủy (KTPH) và các phương pháp kiểm tra không phá hủy (KTKPH, gọi theo tiếng
Anh Non-Destructive Testing)
Phương pháp kiểm tra chất lượng hàn |
1.
Các phương pháp phá hủy
Thử nghiệm phá hủy thường được tiến hành trên mẫu đối
chứng, trên mô hình và đôi khi trên chính sản phẩm. Mẫu đối chứng được hàn theo
công nghệ và vật liệu đúng theo liên kết hàn. Theo lệ thường, các thử nghiệm
cho phép nhận được các số liệu đặc trưng của độ bền, chất lượng và độ tin cậy của
liên kết. Nếu hàn và thử phá hủy mẫu trong phòng thí nghiệm thì những thử nghiệm
này đặc trưng cho chất lượng các mẫu không có khuyết tật sản xuất. Người ta thử
nghiệm cơ tính kim loại và liên kết hàn bằng kéo, uốn, va đập… Theo đặc trưng tải
trọng tiến hành thử tĩnh, động và mỏi.
Các phương pháp thử nghiệm “không mẫu” như kiểm tra
độ cứng, phân tích kim tương, phân tích hóa học, kiểm tra ăn mòn cũng được xếp
vào nhóm này.
2.
Các phương pháp không phá hủy
2.1.
Định nghĩa:
Kiểm tra không phá hủy (KTKPH) là sử dụng các phương
pháp vật lý để phát hiện các khuyết tật bên trong cấu trúc vật liệu, chi tiết,
sản phẩm… mà không làm tổn hại đến khả năng hoạt động, chịu tải sau này của
chúng. KTKPH liên quan đến việc phát hiện khuyết tật trong vật kiểm nhưng tự bản
thân nó không thể dự đoán những nơi nào khuyết tật sẽ hình thành và phát triển.
2.2.
Đặc điểm
- Các phương
pháp KTKPH có đặc điểm chung: Sử dụng một môi trường để kiểm tra sản phẩm
- Sự thay đổi
trong môi trường kiểm tra chứng tỏ trong vật kiểm tồn tại bất liên tục.
- Là phương
tiện để phát hiện sự thay đổi trong môi trường kiểm tra.
- Giải đoán những thay đổi để nhận biết các thông
tin về khuyết tật trong vật kiểm.
2.3.
Phân loại
Theo tiêu chí nhiệt động lực có thể chia các phương
pháp vật lý kiểm tra khuyết tật không phá hủy làm hai nhóm: (i) các phương pháp liên
quan đến việc sử dụng truyền năng lượng; (ii) các phương pháp sử dụng chuyển động
của vật chất.
Tiếp theo các phương pháp KTKPH được chia nhỏ ra:
(i) phát âm; (ii) thấm mao dẫn; (iii) từ tính; (iv) quang học; (v) phóng xạ;
(vi) vi sóng; (vii) nhiệt; (viii) rò rỉ; (ix) điện; (x) điện từ; (xi) toàn hình ảnh
laser; (xii) động lực…
Ngoài ra theo đặc tính của trường vật lý hoặc khối
chất chuyển động tác động tương hỗ với vật kiểm tra có thể chia các dạng KTKPH theo
các dấu hiệu sau:
-
Theo đặc trưng tác động tương hỗ của trường vật lý hoặc vật chất với vật kiểm,
ví dụ các phương pháp phát ra và phản xạ đối với sóng âm, sóng ánh sáng, sóng bức
xạ, sóng vô tuyến, sóng nhiệt; phương pháp cảm ứng đối với dạng kiểm tra từ
tính…
- Theo các thông số thông tin sơ bộ, ví dụ: biên độ
và pha đối với dạng âm và điện từ, màu và huỳnh quang đối với dạng thấm mao dẫn
và với kiểm tra rò rỉ.
- Theo khả năng chỉ thị thông tin sơ bộ (áp điện, cảm
ứng, hóa học…)
- Theo khả năng thể hiện thông tin cuối cùng (nhìn
thấy, đồ thị, ảnh tia X, âm thanh, ánh sáng,…)
Rõ ràng rằng cách phân loại duy nhất theo dấu hiệu
cho tất cả các dạng kiểm tra trên là không thể. Trong kiểm tra chất lượng mối hàn
chỉ sử dụng một số phương pháp kể trên.
3.
Thử nghiệm phá hủy và thử nghiệm không phá hủy
Để kiểm tra chất lượng liên kết mối hàn có thể sử dụng
các phương pháp đã nêu trên. Tuy nhiên không có phương pháp nào có thể giúp người
kiểm tra phát hiện được tất cả các khuyết tật một cách hoàn hảo. Cho nên quan
trọng không chỉ là chọn đúng phương pháp kiểm tra, mà còn biết kết hợp các
phương pháp phá hủy và không phá hủy. Bảng dưới đây trình bày ưu nhược điểm
chính của các phương pháp.
(Nguồn: Hồng Ký)
No Comment to " Phương pháp kiểm tra chất lượng hàn "