Kỹ thuật hàn thép mỏng
Đối với người mới học hàn hoặc với người chưa có nhiều
kinh nghiệm thì hàn một tấm mỏng là một trở ngại lớn.
Một kỹ thuật hay áp dụng là hàn không liên tục, gây
hồ quang, nung chảy mối hàn rồi lại ngắt hồ quang, đợi cho mối hàn nguội bớt rồi
gây lại hồ quang.
Lỗi khi hàn thép mỏng |
Trên hình là 1 ví dụ về hàn tấm mỏng với đường hàn
liên tục. Một lỗ hổng lớn xuất hiện tại đường hàn. Do kim loại bị nóng chảy quá
mức hay có quá nhiều kim loại nóng chảy ở vũng hàn gây sụt đường hàn.
Lỗi này có thể hạn chế bằng cách giảm dòng hàn và
dùng dây hàn/ que hàn có đường kính nhỏ hơn.
Mối hàn thép mỏng không đảm bảo |
Hình trên là mối hàn được hàn trên thép tấm có chiều
dày 0.8mm, sử dụng dòng hàn ở mức tối thiểu. Tuy mối hàn trông khá gọn gàng
nhưng chất lượng thì hoàn toàn không thể đảm bảo do, khi dùng dòng hàn nhỏ như
vậy các giọt kim loại nóng chảy và kim loại mối hàn chưa chắc là thực sự liên kết
với nhau.
Với hàn MIG yêu cầu thiết lập nguồn và tốc độ cấp
dây chính xác thì hàn tấm mỏng >0.8mm có thể áp dụng tốt. Còn với tấm mỏng
hơn (>0.6mm) thì ta nên sử dụng phương pháp hàn TIG.
Một vấn đề nữa xảy ra khi hàn những tấm mỏng có kích
thước lớn là rất dễ bị biến dạng, cong vênh. Điều này có thể khắc phục bằng
cách sử dụng hàn đính trước khi hàn. Mỗi mối hàn đính cách nhau khoảng 20mm. Và
chỉ nên hàn các đoạn ngắn cùng một lúc, cho phép các phần của tấm được làm mát
1 cách nhanh chóng.
Nếu phải hàn 1 đường dài, nên hàn 20mm đầu tiên ở đầu
bên này, sau đó hàn tiếp đoạn 20mm ở đầu bên kia.Và có thể áp dụng hàn từ giữa
tấm trước sau đó mới hàn ra phía ngoài.
Nguồn Sunrise
No Comment to " Kỹ thuật hàn thép mỏng "