Gia nhiệt trong hàn
Trong một số quy trình hàn đối với vật liệu kim loại
nhất định hoặc độ dày của mối hàn mà ta bắt buộc phải gia nhiệt trước khi hàn
hoặc nhiệt luyện sau khi hàn. Quá trình gia nhiệt, và nhiệt luyện đôi khi được
áp dụng để nâng cao chất lượng mối hàn, loại bỏ khả năng phát sinh lỗi sau khi
hàn.
Gia nhiệt trong hàn |
Quá
trình gia nhiệt trước khi hàn
Mối nối trước khi hàn phải được gia nhiệt vì các
nguyên nhân sau:
– Loại bỏ hơi nước ra khỏi vùng sẽ hàn. Nhiệt độ gia
nhiệt thường chỉ lớn hơn nhiệt độ sôi của nước, loại bỏ nước ra khỏi mối nối
giúp loại bỏ hiện tượng rỗ khí, hiện tượng giòn, nứt mối hàn do hidro sinh ra
trong quá trình phân hủy nước bởi nhiệt độ cao khi hàn.
– Giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn nhiệt hàn
và vật hàn. Tất cả các quá trình hàn hồ quang đều sử dụng nguồn nhiệt hàn lớn
hơn rất nhiều so với nhiệt độ vật hàn. Sự chênh lệch này gây ra các lỗi nghiêm
trọng như nứt gẫy mối hàn đối với kim loại có độ cứng cao và không đảm bảo cơ
tính của mối hàn so với cơ tính kim loại vật hàn.
Người ta có thể gia nhiệt mối hàn bằng cách sử dụng
đốt khí gas, làm nóng bằng điện, điện từ hoặc sử dụng lò nung. Quá trình gia
nhiệt phải đảm bảo nung nóng được toàn bộ khu vực hàn, nung nóng được toàn bộ độ
dày vật hàn.
Ngày này các máy gia nhiệt mối hàn được trang bị các
hệ thống cảm ứng, hiển thị, điều chỉnh nhiệt độ giúp cho việc gia nhiệt mối hàn
được kiểm soát đảm bảo chất lượng hàn.
Quá
trình nhiệt luyện sau khi hàn
Sau khi hàn người ta phải thực hiện nhiệt luyện vì
các nguyên nhân sau:
– Loại bỏ ứng suất dư. Ứng suất dư sau khi hàn có thể
gây ra hiện tượng giòn dễ gẫy, hiện tượng cong, biến dạng do mối hàn gây ra.
– Đối với thép thường hóa hoặc thép tôi nhiệt luyện
sau khi hàn giúp cân bằng cơ tính các vùng khác nhau của liên kết. Nhiệt luyện
sau khi hàn giúp đảm bảo liên kết hàn ở đây là tương đương với độ bền của kim
loại cơ bản, cũng như đáp ứng các giá trị nhất định về độ dai va đập.
– Đối với cấu trúc hạt thô trong thép xuất hiện
trong các quá trình như hàn điện xỉ có thể sẽ cần phải thường hóa sau khi hàn,
quá trình nhiệt luyện sau khi hàn sẽ giúp làm mịn cấu trúc hạt, loại bỏ ứng suất
và các vùng biến cứng do ảnh hưởng nhiệt.
– Đối với một số hợp kim cứng như là hợp kim của
nhôm sau khi hàn phương pháp nhiệt luyện sau khi hàn ( ủ đồng nhất hóa tổ chức
và hóa già ) giúp khôi phục lại các đặc tính của kim loại như trước khi được
hàn.
Chú
ý: Khi thực hiện việc gia nhiệt, hoặc xử lý nhiệt sau
khi hàn thì điều quan trọng là người thực hiện phải biết được chính xác các yêu
cầu kỹ thuật, tính chất của kim loại cũng như các bước thực hiện nếu không sẽ
có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm.
Nguồn: Vnwelding
No Comment to " Gia nhiệt trong hàn "