So sánh giữa hàn mig xung với các phương pháp dịch chuyển khác
MIG xung
MIG xung là phương pháp tiên tiến đem lại nhiều lợi thế nhất so với các phương pháp dịch chuyển khác. Không như chuyển dịch mạch ngắn, MIG xung không bắn tóe hay gây nguy cơ đắp nguội. Vị trí hàn ứng dụng của MIG xung không hạn chế như chuyển dịch cầu hay chuyển dịch phun và dây hàn được sử dụng hiệu quả hơn. Bằng việc “làm nguội” quy trình hồ quang phun, MIG xung có thể mở rộng phạm vi hàn và nhiệt lượng thấp hơn của nó không làm cháy thấu khi hàn vật liệu mỏng. Pulsed MIG là quy trình hàn tốt nhất cho nhiều ứng dụng hàn với nhiều kim loại.
Hàn mig xung |
Chuyển
dịch ngắn mạch
Ở chế độ chuyển dịch ngắn mạch, dây hàn tiếp xúc với
vật hàn và tự làm ngắn mạch. Chuyển dịch ngắn mạch cho phép hàn cả vật liệu dày
và mỏng ở mọi vị trí. Chuyển dịch này tạo
vũng hàn nhỏ và đông kết nhanh chóng. Hạn chế của chuyển dịch mạch ngắn là tốc
độ đắp, tốc độ cấp dây thấp và nguy cơ “đắp nguội” ở vật liệu dầy hơn. Nguyên
nhân là do không đủ năng lượng đưa vào vũng hàn để tạo mức độ nóng chảy thích hợp.
Chuyển dịch mạch ngắn cũng tạo bắn tóe nhiều hơn các phương pháp dịch chuyển
khác.
Chuyển
dịch giọt cầu
Chuyển dịch giọt cầu là chuyển dịch ngắn mạch không
kiểm soát được. Đặc trưng của nó là có một lượng lớn kim loại hàn chuyển dịch từ
điện cực. Các giọt kim loại lớn bị thắt lại trong vùng hồ quang và rơi vào vũng
hàn. Phương pháp chuyển dịch này tạo bắn tóe rất nhiều và sinh nhiệt lớn. Chuyển
dịch cầu chỉ thích hợp cho hàn bằng và hàn ngang và thường ít đồng nhất vì sự bắn
tóe làm phá vỡ vũng hàn. Mặt khác, vì chuyển dịch cầu sử dụng nhiều dây hàn hơn
nên nói chung là ít hiệu quả hơn.
Về mặt lợi thế, chuyển dịch cầu hoạt động tại dòng
hàn lớn và tốc độ cấp dây cao nên tạo độ ngấu tốt cho vật hàn dày. Thêm nữa, có
thể sử dụng với khí bảo vệ là CO2 có giá thành thấp. Chuyển dịch này được sử dụng
chủ yếu khi bề mặt mối hàn không đòi hỏi cao.
Hồ
quang phun
Hồ quang phun đẩy các giọt kim loại nóng chảy nhỏ của
dây hàn tới vật hàn. Đây là quy trình CV thuần túy và dòng hàn phải đủ để tạo một
luồng kim loại không đổi ra khỏi dây hàn. Ưu thế của phương pháp này là tỷ lệ đắp
cao, độ ngấu tốt, nóng chảy mạnh bề mặt mối hàn đẹp và ít bắn tóe.
Nhược điểm của phương pháp là sinh nhiệt cao, vị trí
hàn ứng dụng hạn chế và có thể cháy thấu khi hàn vật liệu mỏng.
Nguồn: Ngọc Linh
No Comment to " So sánh giữa hàn mig xung với các phương pháp dịch chuyển khác "