Cơ sở của Chứng chỉ hàn Quốc tế
Chứng chỉ hàn là thủ tục mà một người thợ hàn phải
tuân thủ để tạo ra một mối hàn chất lượng tốt căn cứ theo hướng dẫn đã được xác
lập. Chứng chỉ là các bài kiểm tra thực hành hàn được giám sát bởi một người đã
được đào tạo và được phê chuẩn bởi một tổ chức đã viết nên quy trình và cấp giấy chứng nhận thợ hàn. Các bài kiểm
tra hoặc chứng chỉ chỉ xác nhận thợ hàn cho mỗi quy trình và vị trí hàn. Không
có một chứng chỉ hàn duy nhất xác nhận
thợ hàn đạt đủ các tiêu chuẩn hàn cho mọi quy trình, kim loại hay mọi vị
trí.
Tiêu
chuẩn hàn
Trên thực tế, có hàng trăm tiêu chuẩn hàn (welding
codes). Tiêu chuẩn hàn đề cập đến loại
công việc liên quan và tổ chức giám sát quy trình hàn. Tại Hoa Kỳ có ba tổ chức
lớn nhất là:
- AWS – American Welding Society – Hội Hàn Mỹ
- ASME – American Society of Mechanical Engineers - Hiệp
hội Kỹ sư Cơ khí Hoa kỳ
- API- American Petroleum Institute – Viện Dầu khí Hoa
kỳ
Hầu hết các mã tiêu chuẩn này xác nhận thợ hàn cho một
chiều dài quy ước hoặc một giai đoạn thời gian. Trong hầu hết các trường hợp,
thợ hàn phải có một sổ theo dõi được ký xác nhận để cho thấy rằng anh ta đã hàn
với quy trình và ở vị trí đó mỗi sáu tháng. Lý do của điều này là phần lớn thợ
hàn mất đi kỹ năng của họ sau thời gian hai tuần không thực hành hoặc làm việc.
Thậm chí, sau mỗi dịp nghỉ cuối tuần, hầu hết thợ hàn nhận thấy chất lượng mối
hàn của họ giảm sút. Việc duy trì thực hành hàn thích hợp giúp cho sự phối hợp
mắt/tay của thợ hàn luôn ở tình trạng chất lượng cao nhất ở tất cả các lần hàn.
Chứng
chỉ hàn quy trình
Bốn loại quy trình hàn phổ biến nhất được sử dụng
cho chứng chỉ thợ hàn là:
- SMAW / Shielded Metal Arc Welding – Hàn hồ quang
tay.
- GMAW / Gas Metal Arc Welding – Hàn MIG.
- FCAW / Flux Cored Arc Welding – Hàn dây hàn lõi thuốc.
Hàn Mig |
Có nhiều quy trình hàn khác mà thợ hàn hoặc thậm chí
máy hàn có thể được chứng nhận. Ví dụ:
Resistance Welding – Hàn điện trở
Plasma Welding – Hàn plasma
Stud Welding – Hàn bulông
Submerged Arc Welding – Hàn hồ quang chìm
Chứng
chỉ hàn vị trí
Chứng chỉ hàn cho nhiều vị trí hàn phụ thuộc vào loại
kết cấu hàn. Trong hầu hết các trường hợp được chia ra hàn kết cấu và hàn ống.
Các vị trí kết cấu là cho hàn tấm và dễ thực hiện nhất. Các vị trí ống tốt cho
tấm hàn và ống hàn tùy thuộc vào những gì
mã chứng chỉ cho phép. Chứng chỉ
hàn ống khó khăn hơn nhiều bởi vị trí luôn thay đổi và không bao giờ là một đường
hàn thẳng đơn giản.
Các vị trí kết cấu có một hệ thống mã hóa để xác định
vị trí và loại mối nối . Hệ thống mã hóa như sau:
1 viết tắt cho vị trí hàn bằng
2 viết tắt cho vị trí hàn ngang
3 viết tắt cho vị trí hàn đứng
4 viết tắt cho vị trí hàn trần
F viết tắt cho mối hàn góc
G viết tắt cho mối hàn rãnh
Cách thức mà hệ thống này thể hiện là con số đầu
tiên thể hiện vị trí hàn, tiếp theo bên phải là chữ cái thể hiện loại mối hàn.
Sau đây là một vài ví dụ:
1F là vị trí hàn bằng cho mối hàn góc.
2F là vị trí hàn ngang cho mối hàn góc
3F là vị trí hàn đứng cho mối hàn góc.
4F là vị trí hàn trần cho mối hàn góc
1G là vị trí hàn bằng thực hiện mối hàn rãnh .
2G là vị trí hàn ngang cho mối hàn rãnh.
3G là vị trí hàn đứng cho mối hàn rãnh.
4G là vị trí hàn trần cho mối hàn rãnh.
Khi đề cập đến chứng chỉ kết cấu nói riêng, mối hàn
rãnh cũng hội đủ điều kiện cho thợ hàn thực hiện mối hàn góc. Tuy nhiên, mối
hàn góc không làm cho thợ hàn đủ điều kiện để hàn mối hàn rãnh. Hầu hết các mã
cho phép thợ hàn kết hợp các vị trí 3 và 4G, mà thường các thợ hàn có đủ điều
kiện cho tất cả các vị trí hàn kết cấu cộng với hàn ống với đường kính tối thiểu
là 600mm.
Chứng chỉ hàn ống cũng có hệ thống mã hóa để xác định
vị trí và kiểu mối hàn. Chúng tương tự như hàn kết cấu nhưng khó khăn hơn nhiều
khi thực hiện . Các vị trí hàn có chỉ định như sau:
1 viết tắt cho trường hợp ống ở vị trí nằm ngang và
thợ hàn hàn ở vị trí hàn bằng khi ống quay
2 viết tắt cho trường hợp ống ở vị trí gá đứng và thợ
hàn thực hiện mối hàn ngang.
5 là trường hợp ống ở vị trí ngang và thợ hàn hàn mối
hàn trần, mối hàn ngang và mối hàn bằng.
6 là trường hợp ống ở vị trí 45° và thợ hàn thực hiện
hàn ở vị trí hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng và hàn trần.
F viết tắt cho mối hàn góc.
G viết tắt cho mối hàn rãnh.
R viết tắt cho vị trí hạn chế.
Các vị trí kiểm tra hàn ống có cùng hệ thống mã hóa
như các vị trí kết cấu với một ngoại lệ
chính. Đó là “R” hay vị trí hạn chế. Vị trí hạn chế được sử dụng cho các thợ
hàn ống đã được thiết kế để thực hiện các kiểm tra khó khăn nhất có thể , đồng
thời cung cấp các dạng trở ngại tương tự mà thợ hàn sẽ gặp phải trong lĩnh vực
này. Cũng giống như các vị trí hàn kết cấu, đơn giản xác định vị trí với con số,
rồi loại mối hàn với chữ cái và cuối cùng nếu có các trở ngại thì thêm R. Ví dụ,
kiểm tra 6GR sẽ là ống ở vị trí gá 45° với mối hàn rãnh bị hạn.
Các chứng chỉ hàn ống kết hợp hiện nay không phổ biến
nhưng vẫn có một loại kết hợp được sử dụng. Chứng chỉ hàn kết hợp 2G và 5G cũng
được coi là chứng chỉ 6G. Với hầu hết các thợ hàn ống, họ sẽ lấy chứng chỉ hàn
6G và chứng chỉ đó xác nhận thợ hàn cho tất cả các vị trí hàn ống cộng với tất
cả các vị trí hàn kết cấu. Đối với hầu hết thợ hàn, kim loại vật hàn mà họ thực
hiện để có xác nhận là thép carbon hoặc thép A36. Với các kim loại khác như
thép không gỉ và nhôm đó là thêm các chứng chỉ nghề riêng mà trong hầu hết các
trường hợp chủ doanh nghiệp của họ sẽ trả tiền cho.
Nguồn: Ngọc Linh
No Comment to " Cơ sở của Chứng chỉ hàn Quốc tế "