Menu

Khói hàn tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe

Người thợ hàn trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi các nhân tố sinh ra trong quá trình hàn. Ngoài việc đảm bảo hoàn thành công việc, người thợ hàn cần đảm bảo an toàn về lao động và sức khỏe. Khói hàn luôn là mối nguy hiểm của thợ hàn nếu như không có biện pháp bảo vệ, chống độc. Vậy khói hàn được hình thành như thế nào và cần bảo vệ an toàn lao động ra sao trong quá trình làm việc để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Sự hình thành khói hàn
- Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của kim loại và của các chất hàn khi nóng chảy. khi nguội đi những hơi này sẽ ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn (fine particles). Khoảng 90% khói sinh ra từ chất bị thiêu đốt.
- Khói sinh ra cũng khác nhau trong các quá trình hàn: hàn MMA VÀ FCAW (hàn hồ quang bằng dây) tỉ lệ khói sinh ra nhiều do thiêu đốt lớp thuốc bảo vệ và que hàn hơn là từ vật hàn. Hàn khí nồng độ khói sinh ra nhiều từ vật hàn
- Các phân tử này có kích thước từ 0.01 – 1 micron. Những phân tử này có tính độc hại cho công nhân rất cao. Các phân tử càng bé thì càng nguy hiểm hơn.
- Các khí khác sinh ra trong quá trình hàn cũng nguy hiểm nếu không được thông gió nhà xưởng an toàn.
Các chất sinh ra gồm:
- Beryllium - Cadmium Oxides - Chromium
- Copper - Fluorides - Iron Oxide
- Lead - Manganese - Molybdenum
- Nickel - Vanadium - Zinc Oxides
- Carbon Monoxide - Hydrogen Fluoride
- Nitrogen Oxide - Ozone
Kích cỡ phân tử ảnh hưởng đến sức khỏe thợ hàn
Phân tử khói hàn trong khoảng dưới 0.01 đến trên 1 micron tại nguồn và 1- 2 micron ở vùng thở của công nhân. Kích thước các phân tử này có ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Phân tử lớn hơn 5 micron sẽ được ngưng tụ trên đường hô hấp, những phân tử từ 0.1- 5 micron sẽ đi vào phổi và ngưng tụ ở đó.
Các bệnh mang lại cho công nhân nếu tiếp xúc với khói hàn nhiều: Viêm phê quảng, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, các bệnh về mắt, về da…
Nguyên nhân nguy hiểm từ khói hàn
- Mắt bị sưng đỏ nhức khó chịu khi bị nhiễm khói hàn
- Những phân tử khói hàn đủ nhỏ để đi vào và ngưng tụ trên phổi. theo thời gian các phân tử này sẽ ảnh hưởng tới dòng máu. Các khói hàn từ MMA và FCAW thường chứa một lượng rất lớn Crôm (VI) và mangan, niken và một số nguyên tố khác. Thép không rỉ chứa một lược Cr khoảng 10.5%.
- Trong lĩnh vực hàn, cắt kim loại, gia công cơ khí... thì chất độc hại nhất mà chúng ta quan tâm là Crôm hóa trị VI, sau đó tới Mangan, chì,... Những khí này rất nguy hiểm cho sức khỏe
Vậy cần phải bảo vệ cơ thể như thế nào chống lại tác hại của khói hàn?
Để phòng chống hơi khí độc thì dùng mặt nạ, ngoài ra trong các điều kiện cụ thể cho phép chúng ta cũng có thể kết hợp với biện pháp thông gió hoặc không dùng khi nồng độ các chất gây hại ở mức cho phép, để dùng mỏ hàn và kính hàn một cách thuận tiện không gây khó khăn hay cản trở quá trình làm việc, để có được điều kiện làm việc như vậy người ta thường dùng các giải pháp thông gió để cải tạo môi trường khí (không phải môi trường tự nhiên) như là quạt, chụp hút...mỗi loại đều có ưu và nhược điểm của nó.
Một số hướng xử lý khi bị đau mắt do nhiễm khói hàn
- Nếu nguyên nhân là ô nhiễm không khí, dị ứng, tác nhân vật lý hay hóa học thì tốt nhất, bạn nên tránh tiếp cận với các nguyên nhân này như đeo kính sậm màu khi ra nắng, tránh nơi ô nhiễm, bụi bặm nhiều khói hay bơi trong hồ có nhiều Clor. Sau đó, bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt chứa chất làm giảm các triệu chứng ngứa, đỏ mắt, không nên dùng tay dụi mắt vì điều đó có thể làm mắt đau nặng hơn.
- Nếu nhiễm trùng nặng do khí từ hồ quang lớn thì bạn nên chườm đá lạnh cho mắt dịu lại rồi dùng thuốc nhỏ mắt cho sạch khí bụi, nếu không đỡ thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, mắt càng cần chăm sóc kỹ hơn. Nếu không, mắt sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, có thể còn dẫn đến tổn thương củng mạc, viêm kết mạc hay loét giác mạc.

Nguồn: Sunrise

Share This:

No Comment to " Khói hàn tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe "

0908.991.039