Hổ quang
Hổ quang
được đánh lửa qua chạm ngấn chi tiết với que hàn. Qua việc kéo lại vài milimét,
que hàn nhận được chiều dài đúng cho hàn. Động năng của điện tử va chạm vào cực
dương làm tăng nhiệt độ. ở cực âm phát sinh một nhiệt độ khoảng 3600°c, ở cực
dương nơi thường đặt ở chi tiết, nhiệt độ vào khoảng 4200°c.
Sự dập hổ
quang (Tác dụng thổi).Trong hàn hồ quang hồ quang bị lệch do ảnh hưởng của trường
điện từ, tự hình thành chung quanh dây dẫn điện mỗi lẩn dòng điện chạy qua. Que
hàn đứng thẳng trên chi tiết, đường lực ở trong vòng cong hướng vể phía cực bị
đẩy vào nhau và nới lỏng ở phía đối diện. Trong phạm vi nới lỏng này hồ quang sẽ
chệch hướng (Hình 1).
Sự tác dụng
dập hổ quang chủ yếu xảy ra trong khi hàn với dòng điện một chiều, đặc biệt là
trong hàn thép. Nó có thể mạnh đến mức không thể hàn được. Việc giảm bớt tác dụng
thổi có thể đạt được qua cách đặt kẹp cực ở chi tiết, thay đổi chiều hàn, sử dụng
que hàn có vỏ bọc dày, độ dốc của que hàn so với hướng thổi hay qua hàn với
dòng điện xoay chiều.
Kỹ thuật
làm việc của hàn hồ quang bằng tay
- Loại và
đường kính của que hàn được xác định bởi bể dày nguyên liệu, vật liệu của chi
tiết và loại hàn (hàn kết nối hay hàn đắp). Khi hàn, que hàn nóng chảy phải được
bổ sung liên tục để chiều dài hổ quang không thay đổi. Bằng cách dẫn hướng
tương ứng của que hàn, người ta có thể ảnh hưởng đến hướng và áp lực của hồ
quang để bể kim loại nóng chảy tiếp tục chảy không theo hướng hàn. Tránh xỉ tạp
và lỗi kết nối hàn. Đoạn còn dư của que hàn nóng chảy đạt nhiệt độ nung đỏ có
nghĩa là dòng điện hàn bị chỉnh quá lớn. Nếu dòng điện hàn này quá nhỏ, hồ
quang có thể được đánh lửa kém và được giữ (kềm lại) và xỉ lỏng làm cản trở sự
kết nối của một mối hàn bình thường.
- Ở hàn hổ
quang tay, chiều dài hổ quang nên tương đương với đường kính lõi của que hàn.
- Khoảng hở
mối hàn lớn được hàn nhiều lớp (Hình 2). Xỉ của đường hàn trước phải được loại
bỏ hoàn toàn. Lớp hàn phủ được hàn với chuyển động dao động ngang.
Nguồn: Kỹ thuật chế tạo
No Comment to " Hổ quang "