Menu

Đặc điểm và ứng dụng phương pháp hàn điểm

Hàn điểm tiếp xúc là một phương pháp liên kết vật liệu, trong đó lượng nhiệt dùng cho mối hàn được sinh ra do điện trở của một dòng điện khi nó truyền qua phần vật liệu được hàn.
Hình ảnh máy hàn bấm Hồng ký HK HB10K
Máy hàn bấm Hồng ký HK HB10K
Dòng điện được cung cấp và tập trung bằng một bộ (đôi) điện cực. Bộ đôi điện cực này cũng định vị 2 tấm kim loại được hàn nhằm duy trì tiếp xúc tốt giữa chúng (về mặt tiếp xúc điện) và cung cấp một áp lực hợp lý để phần kim loại nóng chảy được giữ trên bề mặt hàn.
Với thép, nguồn cấp năng lượng thường là dòng điện xoay chiều và thời gian dòng điện chạy qua thường được đo bằng số chu kỳ của dòng xoay chiều. Các tham số chính của quá trình là: cường độ dòng điện, số chu kỳ của dòng điện, áp lực của điện cực, và các thuộc tính của điện cực (ví dụ: hình dáng điện cực, vật liệu làm điện cực).
Hàn điểm tiếp xúc được sử dụng rộng rãi trong việc liên kết các tấm thép có chiều dày lên tới 0.125 inch và có thể sử dụng cho rất nhiều loại vật liệu, kể cả kết hợp nhiều vật liệu khác nhau. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hàn điểm tiếp xúc là trong công nghiệp ô tô.
Ưu điểm
+ Tốc độ nhanh
+ Tạo được liên kết hàn kín
+ Phù hợp để tự động hóa và dễ đưa vào các dây chuyền năng suất cao cùng với các bước sản xuất khác.
+ Năng suất cao
+ Bằng việc điều khiển các giá trị dòng điện, thời gian hàn và áp lực của điện cực bằng máy tính
+ Các mối hàn chất luợng tốt có thể được tạo ra với tốc độ sản xuất cao
+ Chi phí lao động thấp, không đòi hỏi nhân công lành nghề.
+ Có thể hàn được các chi tiết mỏng đến rất mỏng.
+ Không cần thêm kim loại phụ và khí bảo vệ,
+ Các thiết bị có khả năng tự động hóa cao
+ Dẫn điện, đảm bảo mạch điện kín giữa thiết bị hàn, các điện cực và kim loại được hàn.
+ Truyền dẫn áp lực cần thiết tới phần kim loại được hàn
+  Làm nguội nhanh vùng mối hàn bằng cách truyền nhiệt nhanh
+ Không yêu cầu cao đối với người vận hành,
+ Có thể hàn các kim loại khác loại,
+ Độ tin cậy cao,
+ Khả năng gây biến dạng (cong vênh) thấp hơn so với các phương pháp khác.
+ Có độ dẫn điện cao. Độ dẫn điện thấp không chỉ làm tăng sự tổn hao điện năng tại các điện cực mà lượng nhiệt sinh ra ở các điện cực này còn gây sự “dính” giữa điện cực và vật liệu hàn, do ở nhiệt độ cao, các vật liệu làm điện cực có thể phản ứng với phần kim loại được hàn. Có độ dẫn nhiệt cao để đảm bảo làm tản nhiệt nhanh ở các mối hàn, đảm bảo tốc độ nguội cần thiết sau khi hàn. Có độ cứng cần thiết ở nhiệt độ làm việc.
Nhược điểm:
+ Giá thành đầu tư cho một thiết bị hàn điểm và các đồ gá lắp đi kèm lớn
+ Nhân viên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị hàn và điều khiển yêu cầu phải có trình độ.
+ Đối với một số vật liệu thì có yêu cầu đặc biệt về chuẩn bị bề mặt vật hàn.
+ Không hàn được các chi tiết có chiều dày lớn.
+ Kết cấu máy lớn, cồng kềnh.
Hình ảnh phương pháp hàn bấm
Phương pháp hàn bấm
Ứng dụng:
- Máy hàn điểm là loại máy quan trọng trong công nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề lĩnh vực của cuộc sống.
- Liên kết cố định 2 vật liệu kim loại lại với nhau ở vị trí phức tạp mà công nghệ hàn khác không giải quyết được.
- Cho những mối hàn đồng nhất và độ chuẩn xác cao.
- Sản xuất, sửa chữa ô tô: Thân, vỏ xe bị lõm hay biến dạng do tai nạn cần được phục hồi lại.Hàn điểm trên khung xe ôtô để tăng độ chắc chắn
- Các công trình công cộng: hàn bu lông hay đinh vít, tán rivet…
- Các sản phẩm kết cấu cao như: thép không gỉ và một số kim loại mầu….


Nguồn: Kỹ thuật chế tạo

Share This:

No Comment to " Đặc điểm và ứng dụng phương pháp hàn điểm "

0908.991.039