Menu

Phân loại các điện cực ưu và nhược điểm

Điện cực không nóng chảy
Điện cực không nóng chảy được tạo thành từ các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao như than, graphit, vonfram… Trong quá trình hàn, điện cực làm nhiệm vụ gây và duy trì hồ quang cháy ổn định, còn sự tạo thành mối hàn là do kim loại cơ bản và que hàn phụ nóng chảy tạo thành.
Hình ảnh điện cực hàn
Điện cực hàn
Các điện cực không nóng chảy thường dùng:
- Điện cực than và graphit:
Điện cực than có tính dẫn điện kém và điện trở suất cao. Điện trở suất của than lớn gấp 4 lần điện trở suất của graphit.
Điện cực graphit được chế tạo từ than có thêm một lượng graphit. Đôi khi người ta còn dùng những điện cực graphit thừa trong công nghiệp luyện thép
Điện cực than và điện cực graphit có độ bền rất kém. Do vậy để tăng độ bền của điện cực người ta thường tăng đường kính của chúng lên.
Ưu điểm của điện cực này là:
+ Hồ quang cháy ổn định ngay cả khi dòng điện nhỏ và chiều dài hồ quang lớn
+ Điện cực bị mòn chậm
+ Dễ thao tác, có thể hàn được vật hàn có chiều dày nhỏ với tốc độ hàn lớn
- Điện cực Vonfram
Điện cực Vonfram được sử dụng rất rộng rãi trong công nghệ hàn do nó có nhiều ưu điểm:
+ Độ bền cơ học cao và nhiệt độ nóng chảy cao
+ Dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn định
+ Chất lượng mối hàn cao
+ Sử dụng để hàn cho nhiều vật liệu khác nhau với chiều dày khác nhau ở tất cả các vị trí trong không gian.
+ Dễ tự động hóa quá trình hàn
Điện cực nóng chảy:
- Dây hàn: dây hàn được sử dụng chủ yếu trong hàn tự động, bán tự động (dưới lớp thuốc và môi trường khí bảo vệ) và để làm lõi que hàn có thuốc bọc, trong quá trình hàn dây hàn làm nhiệm vụ gây, duy trì hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn. Các dây hàn thép cacbon và thép hợp kim được chế tạo bằng phương pháp kéo nguội.
- Que hàn: điện cực để hàn hồ quang tay, trong quá trình hàn que hàn làm nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn.

Share This:

No Comment to " Phân loại các điện cực ưu và nhược điểm "

0908.991.039